Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Viết và biên tập một bài báo khoa học

Hiện nay, nghiên cứu khoa học là sự đòi hỏi cấp thiết của đời sống, là yêu cầu của tất cả các ngành và các nhà khoa học. Ngoài nội dung thiết thực của đề tài nghiên cứu, điều quan trọng là để cho đề tài đó được công nhận và có sức sống, giải quyết được mối quan hệ chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn thì không gì khác hơn là một bài báo khoa học phải đạt sự chuẩn mực. Tuy nhiên không ít người nghiên cứu lúng túng khi độc giả và công luận đòi hỏi ngày càng cao về sự đáp ứng các tiêu chí của bài báo khoa học…

Bài báo khoa học - một cách nhìn

Đó là bài viết mang tính học thuật (academic; Example; collcssays…) được trình bày những suy nghĩ logic (critical thinking) của người viết dựa trên những thông tin phù hợp (appropriate information) mà họ nghiên cứu từ ý tưởng mới, sáng tạo, từ những nguồn tư liệu tin cậy (eligible  resources).

Bài báo khoa học (BBKH) không chấp nhận những vấn đề được tư duy mang tính chủ quan, cảm tính, thiếu số liệu và bằng chứng khoa học, càng không thể là mảng thông tin chắp vá, được sao chép, cóp nhặt. Bài báo khoa học là một phản ánh sinh động những kiến thức khách quan thu thập được qua tư duy logic chủ quan của người viết. Do vậy, một BBKH hay phải là một bài viết độc đáo, có ý tưởng mới nhưng được nghiên cứu, nghiền ngẫm qua thực tiễn cuộc sống, mang đậm dấu ấn cá nhân (personal signature) của người viết.

Mục đích đặc trưng của việc viết báo khoa học là truyền đạt một thông điệp khoa học mà thể thức thường gặp là bài báo đăng kết quả đã nghiên cứu. Mục đích này giải thích rõ cách viết một BBKH phải là một kĩ thuật xuất phát từ khoa học chứ không xuất phát từ văn chương hay thơ ca. Trên thực tế, việc viết báo khoa học được hướng dẫn, được qui định bởi những nguyên tắc tự bản thân nó nói lên tính chặt chẽ, hệ thống, khoa học. Đó không phải là nguyên tắc xuất hiện dần mà là đáp ứng theo một trật tự logic, hoàn toàn không giáo điều, áp đặt.

Trong văn chương, cách tiếp cận vấn đề bất ngờ, độc đáo dễ tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn. Hơn nữa sự giàu có về từ vựng, văn phong của người viết, chất mặn mòi của đời sống được đưa vào bài báo văn chương khéo léo với dung lượng vừa đủ khiến người đọc dễ rung cảm. BBKH không đưa người đọc đi vào thế giới hình tượng nghệ thuật đầy biến ảo mà là những vấn đề khoa học được trình bày logic, hệ thống, chặt chẽ bởi những phân tích, kiến giải hợp lí, có tính thuyết phục cao. Điều đó tạo nên sức hút, sức hấp dẫn mang tính hàn lâm, trí tuệ của BBKH. Để BBKH thu hút công luận bằng trí tuệ cần đạt được ba tiêu chuẩn: giá trị khoa học; chất lượng của sự trình bày; sử dụng thành thạo ngôn ngữ dùng viết báo khoa học.

Sự chuẩn mực của BBKH

Trước hết, BBKH đòi hỏi một cấu trúc chặt chẽ về mặt hình thức (Solid Structure), phải có phần mở đầu tức đặt vấn đề (Introduction), phần giải quyết vấn đề (Content), kết luận hay bàn luận (Conclasion ordiseussion). BBKH cần tuântheo sự định dạng quốc tế (International Standard Format).

Nội dung BBKH cần được chọn lọc kỹ càng về những thông tin đưa ra để bàn luận, kiến giải nhằm phù hợp với mục tiêu và đối tượng độc giả. Tuyệt đối tránh hành vi sao chép, đạo văn (Plagiarism). Ngoài phần lập luận của người viết nên có những trích dẫn tiêu biểu, xác đáng, rõ ràng (citation). Những chi tiết câu, đoạn câu được mượn từ các bài viết của tác giả khác cần để trong dấu ngoặc kép hoặc viết nghiêng. BBKH yêu cầu tính chuẩn mực cao từ hình thức đến nội dung. Ngoài cấu trúc bắt buộc ba phần và phần tóm tắt, BBKH đòi hỏi khâu lựa chọn chủ đề, đề tài (topic) hợp lý. Đề tài đó có thể được phân công hay chính bản thân lựa chọn nhưng phải là đề tài mà người viết hiểu sâu, tâm đắc, trăn trở. Trước khi bắt tay vào tìm kiếm thông tin, người viết phải xác định được hệ thống luận điểm để định hướng cho quá trình nghiên cứu. Tất nhiên hệ thống luận điểm đó có thể thay đổi, thêm bớt ít nhiều nhưng xây dựng hệ thống luận điểm là yêu cầu bắt buộc sau khi lựa chọn đề tài. Việc xây dựng lựa chọn điểm có thể dựa trên 3 yếu tố: Mục tiêu của bài viết (purpose); đối tượng (audiences) và thể loại (types): Phân tích (analytical papers), thông tin (Imformatire papers), tranh luận (argumentatire papers).

BBKH có giá trị khi người viết thực hiện việc nghiên cứu tư liệu (Sourees), từ sách (textbooks), báo ngành, tạp chí chuyên ngành… Sử dụng từ khóa (Key words) để tìm thông tin cần thiết cho hỗ trợ nghiên cứu thông tin tra cứu (index) dưới nhiều hình thức. Khi khai thác nguồn tin người viết BBKH cần có khả năng đánh giá độ tin cậy của thông tin (evaluation). Điều này đòi hỏi người viết phải đọc tài liệu kỹ càng, có tư duy logic, khả năng phân tích thông tin sâu sắc, nhạy bén.

Để BBKH có tính chặt chẽ, sức thuyết phục cao cần có hệ thống số liệu được thống kê qua điều tra, khảo sát thực tế. Đó là những con số biết nói, phản ánh diện mạo của một công trình nghiên cứu nghiêm túc, khép kín từ lí luận đến thực tiễn và qua thực tiễn, củng cố và phát triển cao hơn lí luận, phát hiện ra những vấn đề mới về mặt phương pháp luận.

Trong BBKH, ngoài phần Introduction (mở đầu) nhằm giới thiệu lí do nghiên cứu thì phần thứ hai, giải quyết vấn đề đặt ra ở phần một là linh hồn của BBKH. Phần này gồm nhiều đoạn văn (paragrapho), mỗi đoạn tập trung phân tích, đánh giá, dẫn chứng hay minh họa cho một vấn đề chính. Hình thức viết như sau: Câu 1: câu ngắn gọn, rõ ràng, trình bày một ví dụ cụ thể (controlling idea); Câu 2: giải thích rõ hơn. Câu 3;4;5: dùng những ví dụ, số liệu thống kê, dẫn chứng khoa học thuyết phục cho ý kiến trên. Câu cuối của mỗi đoạn có thể là câu kết luận hoặc câu liên đới (hướng độc giả tiếp tục bước sang vấn đề kế tiếp ở đoạn sau).

Phần kết là phần tổng kết (Condusion), đưa ra dự đoán, đề nghị hướng giải quyết nếu vấn đề vẫn chưa ngã ngũ.

Biên tập và chỉnh sửa bài báo khoa học (Revision)

Người biên tập bài báo khoa học cần nắm chắc yêu cầu cấu trúc một bài báo khoa học chuẩn mực. Phải đọc kỹ (đóng vai trò là người nghiên cứu thứ hai) để có thể chỉnh ý nhằm làm cho bài báo khoa học mạch lạc, sáng sủa, chặt chẽ, sâu sắc hơn. Người biên tập cũng cần thuần thục trong kĩ năng chỉnh sửa lỗi câu, lỗi dùng từ khi biên tập bài báo khoa học ngoài sửa lỗi chính tả.

Viết và biên tập một bài báo khoa học là một việc không đơn giản. Nó đòi hỏi cả người viết và người biên tập có trình độ học vấn, có những trải nghiệm về nghề nghiệp và vốn sống, tư duy sáng tạo và biết suy tưởng…trong lặng lẽ. Con đường dẫn đến một sản phẩm khoa học luôn đòi hỏi không bao giờ là con đường thẳng với nhiều cây xanh và bóng râm mà là những ngõ ngách, nhiều đường cùng và hẻm sâu. Một bài báo khoa học thực sự có giá trị với đời sống là một công trình khổ hạnh (bao gồm hai yếu tố gian khổ và hạnh phúc). “Thành công chỉ đến khi bạn không từ bỏ ước mơ của mình”. Viết báo khoa học cũng vậy, nếu bạn nghiêm túc trong nghiên cứu, tư duy, đầu tư thời gian và trí tuệ; nếu bạn bắt đầu từ một ý tưởng mới, sáng tạo, biết cách lập luận dựa trên những số liệu được khảo cứu từ hiện thực; nếu giả thuyết của bạn xuất sắc và triển khai thực hiện nó một cách thận trọng, khách quan, nghiêm túc, bạn sẽ có bài báo khoa học hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bằng ánh sáng lấp lánh của trí tuệ.

PHƯƠNG HUY

Nguồn: http://www.vnq.edu.vn/tap-chi/nghien-cuu-trao-doi/1225-viet-va-bien-tap-mot-bai-bao-khoa-hoc.html 

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

 Thời kỳ đồ đá mới tiền gốm (PPN): canh tác nông nghiệp và nghi lễ tôn giáo trước khi xuất hiện gốm

Cập nhật ngày 22 tháng 1 năm 2020, bởi K. Kris Hirst

Nguồn: Hirst, K. Kris. "Pre-Pottery Neolithic: Farming and Feasting Before Pottery." ThoughtCo, Feb. 16, 2021, thoughtco.com/pre-pottery-neolithic-farming-before-ceramics-172259.

 https://www.thoughtco.com/pre-pottery-neolithic-farming-before-ceramics-172259

Lược dịch: NHN

Thời kỳ đồ đá mới tiền gốm (Pre-Pottery Neolithic viết tắt là PPN) là tên được đặt cho những người thuần hóa thực vật sớm nhất và sống trong các cộng đồng nông nghiệp ở Levant[1] và Cận Đông. Nền văn hóa thời kỳ PPN chứa hầu hết các thuộc tính mà chúng ta nghĩ về đồ đá mới - ngoại trừ đồ gốm, thứ không được sử dụng ở Levant cho đến khoảng năm 5500 trước Công nguyên.

Các ký hiệu PPNA và PPNB (dành cho thời kỳ đồ đá mới tiền gốm A, B, v.v.) được Kathleen Kenyon phát triển lần đầu tiên để sử dụng trong các cuộc khai quật phức tạp tại Jericho, đây có lẽ là địa điểm PPN được biết đến nhiều nhất. PPNC, đề cập đến giai đoạn cuối của Sơ kỳ Đồ đá mới. Thuật ngữ này lần đầu tiên được định nghĩa tại 'Ain Ghazal bởi Gary O. Rollefson.

Niên đại của PPN

PPNA (khoảng 10.500 đến 9.500 cách ngày nay) Jericho, Netiv Hagdud, Nahul Oren, Gesher, Dhar ', Jerf al Ahmar, Abu Hureyra, Göbekli Tepe, Chogha Golan, Beidha

PPNB (khoảng 9.500 đến 8200 cách ngày nay) Abu Hureyra, Ain Ghazal, Çatalhöyük, Cayönü Tepesi, Jericho, Shillourokambos, Chogha Golan, Gobekli Tepe

PPNC (khoảng 8200 đến 7500 cách ngày nay) Hagoshrim, Ain Ghazal

Nghi lễ thời kỳ PPN

Hoạt động lễ nghi trong thời kỳ đồ đá mới tiền gốm đáng chú ý bởi sự hiện diện của các bức tượng hình người có kích thước lớn tại các địa điểm như 'Ain Ghazal và các hộp sọ thạch cao ở ' Ain Ghazal, Jericho, Beisomoun và Kfar HaHoresh. Một hộp sọ bằng thạch cao được tạo ra bằng cách tạo mô hình một bản sao thạch cao của da và các đặc điểm trên hộp sọ người. Trong một số trường hợp, vỏ ốc được sử dụng để làm mắt, và đôi khi chúng được sơn bằng cách sử dụng chu sa[2] (cinnabar) hoặc các nguyên tố giàu sắt khác.

Đã có những kiến trúc lớn, những tòa nhà lớn (do cộng đồng xây dựng để sử dụng làm không gian tụ họp cho những người của cộng đồng đó và những người được coi là đồng minh) được xây dựng trong thời kỳ PPN, tại các địa điểm như Nevali Çori và Hallan Çemi. Những người săn bắn hái lượm của thời kỳ PPN cũng xây dựng nên các địa điểm quan trọng để thực hành lễ nghi như Göbekli Tepe[3]. Đây rõ ràng là một cấu trúc xây dựng cho mục đích tập trung thực hành nghi lễ chứ không phải là địa điểm cư trú.

Cây trồng của thời kỳ đồ đá mới tiền gốm

Các loại cây trồng được thuần hóa thời kỳ PPN bao gồm các loại như: ngũ cốc (lúa mì và lúa mạch), các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu tằm đắng và đậu xanh) và cây trồng lấy sợi (lanh). Các dạng thuần hóa của những loại cây này đã được khai quật tại các địa điểm như Abu Hurera , Cafer Hüyük, Cayönü và Nevali Çori.

Ngoài ra, các địa điểm Gilgal và Netiv Hagdud đã cung cấp một số bằng chứng hỗ trợ việc thuần hóa cây vả (fig-tree) trong thời kỳ PPNA. Động vật được thuần hóa trong PPNB bao gồm cừu, dê và có thể cả gia súc.

Thuần hóa liệu có phải một quá trình hợp tác?

Một nghiên cứu gần đây tại địa điểm Chogha Golan ở Iran (Riehl, Zeidi và Conard 2013) đã cung cấp thông tin liên quan đến sự truyền bá rộng rãi và tính chất cộng tác rõ ràng của quá trình thuần hóa. Dựa trên việc bảo tồn các tàn tích thực vật, các nhà nghiên cứu đã có thể so sánh quần thể Chogha Golan với các địa điểm PPN khác từ khắp nơi trên Fertile Crescent và mở rộng sang Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Cyprus, và kết luận rằng rất có thể đã có thông tin liên vùng (inter-regional information) và sự lan tỏa cây trồng (crop flow), có thể giải thích cho sự phát minh gần như đồng thời của nông nghiệp trong vùng.

Đặc biệt, họ lưu ý rằng việc thuần hóa cây trồng lấy hạt (như lúa mì emmer và lúa mạch emmer, einkorn) dường như đã phát sinh khắp khu vực cùng lúc, dẫn đến một kết luận đưa ra bởi Dự án nghiên cứu thời kỳ đồ đá Tübingen-Iran (TISARP) là: chắc chắn đã diễn ra việc lan tỏa thông tin liên khu vực về thuần hóa cây trồng.

Nguồn tham khảo:

·       Garrard AN, and Byrd BF. 2013. Beyond the Fertile Crescent: Late Palaeolithic and Neolithic Communities of the Jordanian Steppe. The Azraq Basin Project. Oxford: Oxbow Press.

·       Goren Y, Goring-Morris AN, and Segal I. 2001. The Technology of Skull Modelling in the Pre-Pottery Neolithic B (PPNB): Regional Variability, the Relation of Technology and Iconography and their Archaeological Implications. Journal of Archaeological Science 28(7):671-690.

·       Haber A, and Dayan T. 2004. Analyzing the process of domestication: Hagoshrim as a case study. Journal of Archaeological Science 31(11):1587-1601.

·       Hardy-Smith T, and Edwards PC. 2004. The Garbage Crisis in prehistory: artefact discard patterns at the Early Natufian site of Wadi Hammeh 27 and the origins of household refuse disposal strategies. Journal of Anthropological Archaeology 23(3):253-289.

·       Kuijt I. 2000. People and Space in Early Agricultural Villages: Exploring Daily Lives, Community Size, and Architecture in the Late Pre-Pottery Neolithic. Journal of Anthropological Archaeology 19(1):75-102.

·       Lev-Yadun S, Abbo S, and Doebley J. 2002. Wheat, rye, and barley on the cob? Nature Biotechnology 20(4):337-338.

·       Pinhasi R, and Pluciennik M. 2004. A Regional Biological Approach to the Spread of Farming in Europe: Anatolia, the Levant, South-Eastern Europe, and the Mediterranean. Current Anthropology 45(S4):S59-S82.

·       Riehl S, Pustovoytov K, Weippert H, Klett S, and Hole F. 2014. Drought stress variability in ancient Near Eastern agricultural systems evidenced by d13C in barley grain. Proceedings of the National Academy of Sciences 111(34):12348-12353.

·       Riehl S, Zeidi M, and Conard NJ. 2013. Emergence of agriculture in the foothills of the Zagros mountains of Iran. Science 341:65-67.

 



[2]  Chu sa (Cinnabar) HgS: Cách gọi khác của sun-phuya thủy ngân hoặc Thủy ngân(II) sunfua (mercury(ii) sulfide). Xem thêm tại https://www.thoughtco.com/cinnabar-the-ancient-pigment-of-mercury-170556

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

 Xác định niên đại khảo cổ: Địa tầng và trình tự thời gian

Cập nhật ngày 02 tháng 10 năm 2020, bởi K. Kris Hirst

Nguồn: Hirst, K. Kris. "Archaeological Dating: Stratigraphy and Seriation." ThoughtCo, Feb. 16, 2021, thoughtco.com/archaeological-dating-stratigraphy-and-seriation-167119. https://www.thoughtco.com/archaeological-dating-stratigraphy-and-seriation-167119

Lược dịch: NHN

Các nhà khảo cổ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định tuổi của một hiện vật, địa điểm hoặc một phần cụ thể của địa điểm khảo cổ. Hai loại kỹ thuật xác định niên đại hoặc kỹ thuật đo thời gian mà các nhà khảo cổ học sử dụng được gọi là xác định niên đại tương đối và tuyệt đối.

  • Xác định niên đại tương đối là phương pháp xác định tuổi của hiện vật hoặc địa điểm, muộn hơn hay sớm hơn hoặc cùng niên đại với những địa điểm khác, nhưng không đưa ra ngày tháng chính xác.
  • Xác định niên đại tuyệt đối là phương pháp trình bày niên đại cụ thể cho hiện vật và thời gian cư trú, không áp dụng trong khảo cổ học cho đến thế kỷ 20.

Địa tầng và quy luật chồng tầng (Stratigraphy and the Law of Superposition)

Địa tầng là phương pháp cổ nhất trong số các phương pháp xác định niên đại tương đối mà các nhà khảo cổ học sử dụng để xác định niên đại của hiện vật. Địa tầng dựa trên quy luật chồng tầng (the law of superposition) - giống như một lớp bánh, các lớp thấp nhất phải được hình thành trước.

Nói cách khác, các hiện vật được tìm thấy ở các lớp trên của một địa điểm được bồi tụ gần đây hơn những hiện vật được tìm thấy ở các lớp dưới. Xác định niên đại chéo của các địa điểm (Cross-dating of sites), so sánh các tầng địa chất (comparing geologic strata) tại một địa điểm này với một địa điểm khác và suy luận tuổi tương đối theo cách đó, vẫn là một chiến lược xác định niên đại quan trọng được sử dụng ngày nay, chủ yếu có ý nghĩa khi các địa điểm khảo cổ đã quá xa hoặc quá cổ đối với niên đại tuyệt đối.

Học giả liên quan nhất đến các quy luật địa tầng/the rules of stratigraphy (hay quy luật chồng tầng/law of superposition) có lẽ là nhà địa chất học Charles Lyell . Cơ sở cho địa tầng ngày nay có vẻ chỉ là trực quan ngày nay, nhưng những ứng dụng của nó thì chấn động không thua kém gì so với lý thuyết khảo cổ học. Ví dụ, JJA Worsaae đã sử dụng luật này để chứng minh Hệ thống ba thời đại (Three Age System).

Trình tự thời gian (Seriation)

Seriation là một nét vẽ của thiên tài. Được sử dụng lần đầu tiên và có khả năng là được phát minh bởi nhà khảo cổ học Sir William Flinders-Petrie vào năm 1899, Seriation-trình tự thời gian (hay niên đại chuỗi-sequence dating) dựa trên ý tưởng rằng hiện vật thay đổi theo thời gian. Giống như rìa đuôi trên một chiếc Cadillac, các đặc điểm và phong cách hiện vật thay đổi theo thời gian, trở thành mốt, sau đó trở nên phổ biến.

Nói chung, Seriation được xử lý bằng đồ thị. Kết quả đồ họa tiêu chuẩn của Seriation là một loạt "đường cong chiến hạm" (battleship curves), là các thanh ngang biểu thị tỷ lệ phần trăm được vẽ trên trục tung. Vẽ một số đường cong có thể cho phép nhà khảo cổ học phát triển một niên đại tương đối cho cả một địa điểm hoặc một nhóm địa điểm[1]. Seriation được cho là ứng dụng thống kê đầu tiên trong khảo cổ học. Nó chắc chắn không phải là ứng dụng cuối cùng.

Nghiên cứu Seriation nổi tiếng nhất có lẽ là nghiên cứu của Deetz và Dethlefsen về Death's Head, Cherub, Urn và Willow, về việc thay đổi phong cách trên bia mộ ở các nghĩa trang ở New England. Phương pháp này vẫn là một tiêu chuẩn cho các nghiên cứu về nghĩa trang.

Xác định niên đại tuyệt đối, khả năng gắn một niên đại cụ thể vào một hiện vật hoặc bộ sưu tập hiện vật, là một bước đột phá đối với các nhà khảo cổ học. Cho đến thế kỷ 20, với sự phát triển đa dạng của nó, các niên đại tương đối mới có thể được xác định một cách chắc chắn. Kể từ đầu thế kỷ này, một số phương pháp đo lường thời gian trôi qua đã được tìm ra.

Các chỉ dấu thời gian (chronological markers)

Phương pháp xác định niên đại tuyệt đối đầu tiên và đơn giản nhất là sử dụng các hiện vật có ghi ngày tháng trên chúng, chẳng hạn như tiền xu, hoặc các hiện vật gắn liền với các sự kiện hoặc tài liệu lịch sử. Ví dụ, vì mỗi hoàng đế La Mã đều có khuôn mặt của mình được đóng dấu trên đồng xu trong địa hạt vương quốc của mình và thời đại các vương quốc của hoàng đế được biết từ các ghi chép lịch sử, ngày đúc đồng xu có thể được xác định bằng cách xác định vị hoàng đế được mô tả. Nhiều nỗ lực đầu tiên của ngành khảo cổ học xuất phát từ các tài liệu lịch sử - ví dụ, Schliemann tìm kiếm thành Troy của Homer, và Layard lần theo Kinh thánh Ninevah. Trong bối cảnh của một địa điểm khảo cổ cụ thể, một vật thể được tìm thấy rõ ràng có liên quan đến địa điểm đó và được đóng dấu với ngày tháng hoặc đầu mối nhận dạng khác là hoàn toàn hữu ích cho nghiên cứu.

Nhưng chắc chắn những chỉ dấu thời gian có những mặt hạn chế. Ngày tháng ghi trên những đồng xu sẽ là vô ích nếu nó nằm ngoài ngoài bối cảnh của một địa điểm hoặc xã hội. Và, ngoài những thời kỳ nhất định trong quá khứ của chúng ta, đơn giản là không có hiện vật nào có niên đại theo thứ tự thời gian, hoặc độ sâu và chi tiết cần thiết của lịch sử có thể hỗ trợ việc xác định niên đại các nền văn minh theo thứ tự thời gian. Nếu không có những thứ đó, các nhà khảo cổ đã chìm trong bóng tối như thời đại của các xã hội khác nhau. Cho đến khi phát minh ra phương pháp nghiên cứu tuổi thọ của cây (dendrochronology).

Vòng sinh trưởng và Khoa nghiên cứu tuổi thọ của cây (Tree Rings and Dendrochronology)

Việc sử dụng dữ liệu vòng sinh trưởng của cây để xác định niên đại (hay còn gọi là Khoa nghiên cứu tuổi thọ của cây/Dendrochronology), lần đầu tiên được phát triển ở miền tây nam nước Mỹ bởi nhà thiên văn học Andrew Ellicott Douglass. Năm 1901, Douglass bắt đầu nghiên cứu vòng sinh trưởng của cây như một chỉ số của chu kỳ mặt trời. Douglass tin rằng các tia sáng mặt trời ảnh hưởng đến khí hậu, và do đó lượng tăng trưởng của cây có thể đạt được trong một năm nhất định. Nghiên cứu của ông đã đạt đến đỉnh cao trong việc chứng minh rằng chiều rộng vòng sinh trưởng của cây thay đổi theo lượng mưa hàng năm. Không chỉ vậy, nó thay đổi theo từng vùng, như vậy tất cả các cây trong một loài và khu vực cụ thể sẽ cho thấy sự phát triển tương đối giống nhau trong những năm ẩm ướt và những năm khô hạn. Sau đó, mỗi cây chứa một hồ sơ về lượng mưa trong suốt thời gian tồn tại của nó, được thể hiện bằng mật độ, hàm lượng nguyên tố vi lượng (trace element content), thành phần đồng vị ổn định (stable isotope composition) và chiều rộng vòng sinh trưởng hàng năm (intra-annual growth ring width).

Sử dụng những cây thông địa phương, Douglass đã xây dựng một hồ sơ 450 năm về sự biến đổi của vòng sinh trưởng cây. Clark Wissler, một nhà nhân học nghiên cứu các nhóm bản địa ở Tây Nam, đã nhận ra tiềm năng cho việc xác định niên đại như vậy, và đưa gỗ á hóa thạch Douglass (subfossil wood) từ tàn tích Puebloan về.

Thật không may, gỗ từ pueblos không phù hợp với hồ sơ của Douglass, và trong 12 năm tiếp theo, họ tìm kiếm một mẫu vòng sinh trưởng kết nối trong vô vọng, xây dựng một chuỗi tiền sử thứ hai là 585 năm. Năm 1929, họ tìm thấy một khúc gỗ cháy đen gần Show Low, Arizona sau đó kết nối hai mẫu với nhau. Giờ đây, người ta đã có thể ấn định ngày tháng cho các địa điểm khảo cổ ở miền tây nam nước Mỹ trong hơn 1000 năm.

Việc xác định tỷ lệ lịch sử dụng nghiên cứu tuổi thọ của cây (dendrochronology) là vấn đề so khớp các mẫu vòng sáng và vòng tối đã biết với những gì được Douglass và những người kế nhiệm của ông ghi lại. Nghiên cứu tuổi thọ của cây đã được mở rộng ở phía tây nam Hoa Kỳ đến năm 322 trước Công nguyên, bằng cách thêm các mẫu khảo cổ ngày càng cổ vào hồ sơ. Có các hồ sở về nghiên cứu tuổi thọ của cây ở Châu Âu, Aegean và Cơ sở dữ liệu Quốc tế về Vòng sinh trưởng cây (the International Tree Ring Database) có sự đóng góp từ 21 quốc gia khác nhau.

Hạn chế chính của dendrochronology là nó phụ thuộc vào sự tồn tại của thảm thực vật sống tương đối lâu dài với các vòng sinh trưởng hàng năm. Thứ hai, lượng mưa hàng năm là một sự kiện khí hậu khu vực, và vì vậy vòng sinh trưởng cây ở phía tây nam không được sử dụng cho các khu vực khác trên thế giới.

Chắc chắn không ngoa khi gọi việc phát minh ra niên đại cacbon phóng xạ là một cuộc cách mạng. Cuối cùng nó đã cung cấp thang đo thời gian phổ biến đầu tiên có thể được áp dụng trên toàn thế giới. Được phát minh vào những năm cuối của thập niên 1940 bởi Willard Libby cùng các sinh viên và đồng nghiệp của ông là James R. Arnold và Ernest C. Anderson, phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ là bước phát triển vượt bậc của Dự án Manhattan, và được phát triển tại Phòng thí nghiệm luyện kim của Đại học Chicago.

Về cơ bản, xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ sử dụng lượng cacbon 14 có sẵn trong các sinh vật sống làm thước đo. Tất cả các sinh vật sống đều duy trì hàm lượng cacbon 14 ở trạng thái cân bằng với hàm lượng cacbon có sẵn trong khí quyển cho đến khi chết. Khi một sinh vật chết đi, lượng C14 có sẵn bên trong nó bắt đầu phân hủy với tốc độ bán hủy là 5730 năm; tức là, phải mất 5730 năm để 1/2 lượng C14 có sẵn trong cơ thể sinh vật bị phân hủy. So sánh lượng C14 trong một sinh vật chết với mức sẵn có trong khí quyển sẽ ước tính được thời điểm sinh vật đó chết. Vì vậy, ví dụ, nếu một cái cây được sử dụng như hỗ trợ một cho một kiến trúc nào đó, ngày mà cây ngừng sống (ví dụ, khi nó được cắt xuống) có thể được sử dụng để xác định ngày xây dựng của tòa nhà.

Các sinh vật có thể áp dụng được trong xác định niên đại bằng carbon phóng xạ bao gồm than củi, gỗ, các loài nhuyễn thể biển, xương người hoặc động vật, nhung hươu, than bùn; trên thực tế, hầu hết những gì chứa carbon trong vòng đời của nó đều có thể được sử dụng, giả sử nó được lưu giữ trong các ghi chép khảo cổ. Niên đại C14 xa nhất có thể được sử dụng là khoảng 10 nửa vòng đời, hoặc 57.000 năm; gần đây nhất là những niên đại tương đối đáng tin cậy kết thúc vào cuộc Cách mạng Công nghiệp, khi loài người bận rộn với việc làm xáo trộn lượng carbon tự nhiên trong khí quyển. Các hạn chế khác, chẳng hạn như sự phổ biến của ô nhiễm môi trường hiện đại, đòi hỏi nhiều niên đại (được gọi là một bộ niên đại) được lấy trên các mẫu liên quan khác nhau để cho phép một phạm vi niên đại ước tính[2].

Hiệu chuẩn: Điều chỉnh các sai lệch (Calibration: Adjusting for the Wiggles)

Trong nhiều thập kỷ kể từ khi Libby và các cộng sự của ông tạo ra kỹ thuật xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, việc tinh chỉnh và hiệu chuẩn đã cải thiện kỹ thuật này và bộc lộ những điểm yếu của nó. Việc hiệu chuẩn (Calibration) ngày tháng có thể được hoàn thành bằng cách xem qua dữ liệu vòng sinh trưởng cây để biết vòng có cùng lượng C14 như trong một mẫu cụ thể - do đó nó cung cấp một niên đại đã biết cho mẫu. Các cuộc điều tra như vậy đã xác định được những sai lệch (wiggles) trong đường cong dữ liệu, chẳng hạn như vào cuối thời kỳ Cổ xưa (the Archaic period) ở Hoa Kỳ, khi C14 trong khí quyển dao động, nó làm tăng thêm độ phức tạp cho việc hiệu chuẩn. Các nhà nghiên cứu quan trọng về các đường hiệu chuẩn bao gồm Paula Reimer và Gerry McCormac tại Trung tâm CHRONO, Đại học Queen's Belfast.

Một trong những sửa đổi đầu tiên về niên đại C14 xuất hiện vào thập kỷ đầu tiên sau khi Libby-Arnold-Anderson làm việc tại Chicago. Một hạn chế của phương pháp xác định niên đại C14 ban đầu là nó đo lượng phát thải phóng xạ hiện tại; phương pháp xác định niên đại bằng Máy gia tốc khối phổ (Accelerator Mass Spectrometry)[3] đếm chính các nguyên tử, cho phép kích thước mẫu nhỏ hơn 1000 lần so với các mẫu C14 thông thường.

Mặc dù không phải là phương pháp xác định niên đại tuyệt đối đầu tiên hay cuối cùng, nhưng phương pháp xác định niên đại C14 rõ ràng là mang tính cách mạng nhất, và một số người cho rằng đã giúp mở ra một thời kỳ khoa học mới cho lĩnh vực khảo cổ học.

Kể từ khi phát hiện ra xác định niên đại của cácbon phóng xạ vào năm 1949, khoa học đã bước tới khái niệm sử dụng hoạt động nguyên tử (atomic behavior) để xác định niên đại các vật thể, và rất nhiều phương pháp mới đã được tạo ra. Dưới đây là mô tả ngắn gọn về một vài trong số nhiều phương pháp mới.

Phương pháp xác định niên đại bằng Kali - Ác-gông (Potassium-Argon)

Giống như phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, phương pháp xác định niên đại bằng Potassium-Argon, dựa vào việc đo lượng phóng xạ phát ra. Phương pháp Potassium-Argon xác định niên đại của các vật liệu núi lửa và rất hữu ích cho các địa điểm có niên đại từ 50.000 đến 2 tỷ năm trước. Nó được sử dụng lần đầu tiên tại Hẻm núi Olduvai. Một sửa đổi gần đây là phương pháp xác định niên đại Argon-Argon, được sử dụng gần đây tại Pompeii.  

Phương pháp định niên đại theo vết phân hạch (Fission track dating)

Xác định niên đại theo vết phân hạch được phát triển vào giữa những năm 1960 bởi ba nhà vật lý người Mỹ, họ nhận thấy rằng các vết phân hạch (damage tracks=fission fragment tracks) cỡ micromet được tạo ra trong các khoáng chất và thủy tinh có lượng uranium tối thiểu. Những vết này tích lũy với một tỷ lệ cố định, và phù hợp với niên đại từ 20.000 đến vài tỷ năm trước. (Mô tả này là từ đơn vị Địa lý học tại Đại học Rice.) Phương pháp xác định niên đại theo vết phân hạch đã được sử dụng tại Zhoukoudian. Một kiểu xác định niên đại theo dõi phân hạch nhạy cảm hơn được gọi là phương pháp theo dõi độ giật alpha-alpha-recoil track (ART)[4].

Phương pháp Hy-đrát hóa Obsidian (Obsidian Hydration)

Hy-đrát hóa Obsidian sử dụng tốc độ phát triển của vỏ trên lớp thủy tinh núi lửa để xác định ngày tháng; sau một vết gãy mới, lớp vỏ bao phủ vết gãy mới sẽ phát triển với tốc độ không đổi. Những giới hạn về phương pháp xác định niên đại này là những giới hạn về thể chất; phải mất vài thế kỷ để tạo ra một lớp vỏ có thể phát hiện được và lớp vỏ trên 50 micron có xu hướng vỡ vụn. Phòng thí nghiệm Hy-đrát hóa Obsidian tại Đại học Auckland, New Zealand mô tả phương pháp này một cách chi tiết. Hy-đrát hóa Obsidian thường xuyên được sử dụng ở các địa điểm khảo cổ thuộc khu vực Mesoamerican, chẳng hạn như Copan.

Phương pháp xác định niên đại bằng nhiệt phát quang (Thermoluminescence dating)

Phương pháp xác định niên đại bằng nhiệt phát quang (gọi là Thermoluminescence-TL) được các nhà vật lý phát minh vào khoảng năm 1960, và dựa trên thực tế là các electron trong tất cả các khoáng chất phát ra ánh sáng (phát quang) sau khi được đốt nóng. Nó ứng dụng tốt trong khoảng từ 300 đến khoảng 100.000 năm trước, và là một điều tự nhiên để xác định niên đại của các bình gốm[5]. Phương pháp xác định niên đại bằng nhiệt phát quang gần đây đã trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi về việc xác định niên đại lần thực dân hóa đầu tiên của con người ở Úc. Cũng có một số hình thức xác định niên đại phát quang khác, nhưng cho đến nay chúng không được sử dụng thường xuyên như phương pháp TL[6].  

Archaeo- and Paleo-magnetism: Kỹ thuật xác định niên đại bằng địa từ (Archeomagnetism) và cổ từ học (Paleomagnetism)

Kỹ thuật xác định niên đại cổ từ và địa từ dựa trên thực tế là từ trường của trái đất thay đổi theo thời gian. Các ngân hàng dữ liệu ban đầu được tạo ra bởi các nhà địa chất quan tâm đến sự chuyển động của các cực hành tinh, và chúng được các nhà khảo cổ học sử dụng lần đầu tiên trong những năm 1960. Phòng thí nghiệm Khảo cổ học của Jeffrey Eighmy tại Bang Colorado cung cấp thông tin chi tiết về phương pháp này và ứng dụng cụ thể của nó ở miền tây nam nước Mỹ.

Oxidized Carbon Ratios (Tỷ lệ carbon oxy hóa-OCR)

Phương pháp này là một quy trình hóa học sử dụng một công thức hệ thống động lực học để thiết lập các tác động của bối cảnh môi trường (lý thuyết hệ thống), và được phát triển bởi Douglas Frink và Nhóm tư vấn khảo cổ học. OCR gần đây đã được sử dụng để xác định niên đại tại địa điểm khảo cổ Watson Brake (Bắc Mỹ).

Racemization Dating: Xác định niên đại bằng phương pháp triệt quang hóa (Raxemic hóa)

Phương pháp xác định niên bằng triệt quang hóa là một quá trình sử dụng phép đo tốc độ phân hủy của các axit amin protein cacbon để xác định niên đại của các mô hữu cơ sống một lần (once-living organic tissue). Tất cả các cơ thể sống đều có protein; protein được tạo thành từ các axit amin. Tất cả trừ một trong số các axit amin này (glycine) có hai dạng bất đối khác nhau (hình ảnh phản chiếu của nhau). Trong khi một sinh vật sống, protein của chúng chỉ bao gồm các axit amin 'thuận tay trái' (laevo, hoặc L), nhưng khi sinh vật chết đi, các axit amin thuận tay trái từ từ chuyển thành axit amin thuận tay phải (dextro hoặc D). Sau khi được hình thành, bản thân các axit amin D từ từ chuyển trở lại dạng L với tỷ lệ tương tự. Tóm lại, phương pháp xác định niên bằng triệt quang hóa sử dụng tốc độ của phản ứng hóa học này để ước tính khoảng thời gian đã trôi qua kể từ khi sinh vật chết.

Triệt quang hóa có thể được sử dụng để xác định niên đại của các vật thể từ 5.000 đến 1.000.000 năm tuổi, và gần đây đã được sử dụng để xác định tuổi của trầm tích tại địa điểm Pakefield, nơi ghi chép sớm nhất về sự cư trú của con người ở Tây Bắc Châu Âu.

Trong loạt bài này, chúng ta đã nói về các phương pháp khác nhau mà các nhà khảo cổ sử dụng để xác định niên đại cư trù ở các di chỉ khảo cổ. Như bạn đã đọc, có một số phương pháp khác nhau để xác định niên đại của địa điểm khảo cổ và mỗi phương pháp đều có công dụng của chúng. Tuy nhiên, có một điểm chung là họ không thể đứng một mình.

Mỗi phương pháp mà chúng ta đã thảo luận và mỗi phương pháp mà chúng ta chưa thảo luận, có thể cho ra niên đại sai vì lý do này hay lý do khác.

·       Các mẫu cacbon phóng xạ (Radiocarbon samples) dễ bị ô nhiễm do các loài gặm nhấm đào hang hoặc trong quá trình thu thập.

·       Niên đại nhiệt phát quang (Thermoluminescence dates) có thể bị ném đi do nhiệt phát sinh ngẫu nhiên bị chậm sau khi công việc đã kết thúc.

·       Địa tầng của địa điểm khảo cổ (Site stratigraphies) có thể bị xáo trộn do động đất, hoặc khi con người hoặc động vật bới lên chứ không phải quá trình cư trú, sinh sống gây ra xáo trộn trầm tích.

·       Trình tự thời gian (Seriation) cũng có thể bị sai lệch vì lý do này hay lý do khác. Ví dụ, trong mẫu của chúng tôi, chúng tôi đã sử dụng ưu thế của các bản ghi 78 vòng / phút như một chỉ báo về tuổi tương đối của một bãi phế liệu. Giả sử một người California đã mất toàn bộ bộ sưu tập nhạc jazz những năm 1930 của cô ấy trong trận động đất năm 1993, và những mảnh vỡ kết thúc tại một bãi rác mở cửa từ năm 1985. Thật đau lòng, vâng! vậy 1985 có phả là niên đại chính xác của bãi rác? Không!

·       Niên đại có nguồn gốc từ việc sử dụng dữ liệu vòng sinh trưởng của cây (Dates derived from dendrochronology) có thể bị sai lệch nếu những người cư ngụ sử dụng gỗ còn tồn tại để đốt lửa hoặc xây dựng nhà của họ.

·       Số lượng hy-đrát hóa Obsidian (Obsidian hydration) bắt đầu đếm sau khi một kỳ nghỉ mới; niên đại thu được có thể không chính xác nếu hiện vật bị vỡ sau khi công việc kết thúc.

·       Ngay cả các dấu thời gian (chronological markers) cũng có thể là nhầm lẫn. Thu thập là một đặc điểm của con người; và việc tìm thấy một đồng xu La Mã một ngôi nhà kiểu nông trại bị cháy rụi ở Peoria, Illinois có lẽ không cho thấy ngôi nhà được xây dưới thời cai trị của Caesar Augustus.

Giải quyết xung đột bằng ngữ cảnh (Resolving the Conflict with Context)

Vậy các nhà khảo cổ học giải quyết những vấn đề này như thế nào? Có bốn cách: Bối cảnh, bối cảnh, bối cảnhniên đại chéo (Context, context, context, and cross-dating). Kể từ công trình của Michael Schiffer vào đầu những năm 1970, các nhà khảo cổ học đã nhận ra tầm quan trọng của việc hiểu bối cảnh địa điểm (site context)[7]. Việc nghiên cứu các quy trình hình thành địa điểm (site formation processes), tìm hiểu các quy trình hình thành địa điểm khảo cổ như bạn thấy ngày nay đã dạy cho chúng ta một số điều đáng kinh ngạc.

Thứ hai, đừng bao giờ dựa vào một hệ phương pháp xác định niên đại. Nếu có thể, nhà khảo cổ học sẽ lấy một vài niên đại và kiểm tra chéo chúng bằng cách sử dụng một hình thức xác định niên đại khác. Điều này có thể chỉ đơn giản là so sánh một tập hợp các niên đại của cácbon phóng xạ với các niên đại có nguồn gốc từ các hiện vật được thu thập hoặc sử dụng các phương pháp xác định niên đại bằng nhiệt phát quang (TL) để xác nhận các kết quả thu được từ phương pháp đo Kali-Ác-gông.

Chúng tôi có thể an tâm khi nói rằng sự ra đời của các phương pháp xác định niên đại tuyệt đối đã thay đổi hoàn toàn nghề nghiệp của chúng tôi, hướng nó ra khỏi sự chiêm nghiệm lãng mạn của quá khứ cổ điển, và hướng tới nghiên cứu khoa học về các hành vi của con người.

 



[1] Để biết thông tin chi tiết về seriation hoạt động như thế nào, xem bài viết “Seriation: Mô tả từng bước một” (Seriation: A Step by Step Description). https://www.thoughtco.com/seriation-scientific-dating-before-radiocarbon-170607

[2] Xem bài viết chính về Độ tin cậy của phương pháp xác định niên đại Cacbon phóng xạ (The Reliability of Radiocarbon Dating) để biết thêm thông tin. https://www.thoughtco.com/what-is-radiocarbon-dating-172525

[4] Xem thêm tại https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0009254199001850 (Alpha-recoil track dating of Quaternary volcanics)

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Phân tích đồng vị ổn định trong khảo cổ học

Stable Isotope Analysis in Archaeology

Đồng vị ổn định và cách thức nghiên cứu

Cập nhật ngày 09 tháng 10 năm 2018, bởi K. Kris Hirst

Nguồn: Hirst, K. Kris. "Stable Isotope Analysis in Archaeology." ThoughtCo, Oct. 29, 2020, thoughtco.com/stable-isotope-analysis-in-archaeology-172694. https://www.thoughtco.com/stable-isotope-analysis-in-archaeology-172694

Lược dịch: NHN

Phân tích đồng vị ổn định là một kỹ thuật khoa học được các nhà khảo cổ học và các học giả khác sử dụng để thu thập thông tin từ xương động vật nhằm xác định quá trình quang hợp của thực vật mà nó tiêu thụ trong suốt thời gian tồn tại của nó. Thông tin đó vô cùng hữu ích trong nhiều ứng dụng, từ việc xác định thói quen ăn uống của tổ tiên loài người cổ đại đến truy tìm nguồn gốc nông nghiệp của cocaine bị thu giữ và sừng tê giác bị săn trộm trái phép.

Đồng vị ổn định là gì?

Tất cả trái đất và bầu khí quyển của nó được tạo thành từ các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau, chẳng hạn như oxy, carbon và nitơ. Mỗi nguyên tố này có một số dạng, dựa trên trọng lượng nguyên tử của chúng (số nơtron trong mỗi nguyên tử). Ví dụ, 99% tất cả các-bon trong bầu khí quyển của chúng ta tồn tại ở dạng được gọi là Carbon-12; nhưng một phần trăm carbon còn lại được tạo thành từ hai dạng carbon hơi khác nhau, được gọi là Carbon-13 và Carbon-14. Carbon-12 (viết tắt là 12C) có trọng lượng nguyên tử là 12, được tạo thành từ 6 proton, 6 neutron và 6 electron — 6 electron không thêm gì vào trọng lượng nguyên tử. Carbon-13 (13C) vẫn có 6 proton và 6 electron, nhưng nó có 7 neutron. Carbon-14 (14C) có 6 proton và 8 neutron, quá nặng để giữ lấy nhau một cách ổn định và nó phát ra năng lượng để loại bỏ phần dư thừa, đó là lý do vì sao các nhà khoa học gọi nó là “phóng xạ" (radioactive).

Cả ba dạng đều phản ứng theo cùng một cách - nếu bạn kết hợp carbon với oxy, bạn luôn nhận được carbon dioxide, bất kể có bao nhiêu neutron. Các hình thức 12C và 13C là ổn định - có nghĩa là, chúng không thay đổi theo thời gian. Mặt khác, carbon-14 không ổn định mà thay vào đó phân hủy với tốc độ đã biết — vì vậy, chúng ta có thể sử dụng tỷ lệ còn lại của nó với Carbon-13 để tính toán ngày carbon phóng xạ (radiocarbon dates), nhưng đó hoàn toàn là một vấn đề khác.

Kế thừa các tỷ lệ không thay đổi

Tỷ lệ Carbon-12 trên Carbon-13 là không đổi trong bầu khí quyển của trái đất. Luôn luôn có một trăm nguyên tử 12C đến một nguyên tử 13C. Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ các nguyên tử cacbon trong khí quyển, nước và đất của trái đất và lưu trữ chúng trong tế bào của lá, quả, hạt và rễ. Tuy nhiên, tỷ lệ của các dạng cacbon bị thay đổi như một phần của quá trình quang hợp.

Trong quá trình quang hợp, thực vật thay đổi tỷ lệ hóa học 100 12C / 1 13C khác nhau ở các vùng khí hậu khác nhau. Thực vật sống ở những vùng có nhiều nắng và ít nước có số nguyên tử 12C trong tế bào tương đối ít hơn (so với 13C) so với thực vật sống trong rừng hoặc đầm lầy. Các nhà khoa học phân loại thực vật theo kiểu quang hợp chúng thực hiện hiện thành các nhóm gọi là C3, C4 và CAM.

Có phải bạn chính là những gì bạn đã ăn?  

Tỷ lệ 12C/13C được kết dính vào tế bào của thực vật, và - đây là phần tốt nhất - khi các tế bào chuyển qua chuỗi thức ăn (tức là rễ, lá và trái cây ăn bởi động vật và con người), tỷ lệ của 12C đến 13C hầu như không thay đổi vì nó lần lượt được lưu giữ trong xương, răng và tóc của động vật và con người.

Nói cách khác, nếu bạn có thể xác định tỷ lệ 12C đến 13C được lưu trữ trong xương động vật, bạn có thể tìm ra liệu thực vật chúng ăn có sử dụng các quy trình C4, C3 hoặc CAM hay không, và do đó, môi trường của thực vật giống như vậy. Nói cách khác, giả sử ở địa phương nơi bạn sống, thực vật bạn ăn sẽ được cài vào xương bởi những gì bạn ăn. Phép đo đó được thực hiện bằng phân tích khối phổ ( mass spectrometer analysis).

Carbon không phải là nguyên tố duy nhất được các nhà nghiên cứu đồng vị ổn định sử dụng. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang xem xét việc đo tỷ lệ các đồng vị ổn định của oxy, nitơ, xtrông-ti (strontium), hydro, lưu huỳnh, chì và nhiều nguyên tố khác được tiêu hóa bởi thực vật và động vật. Nghiên cứu đó đã dẫn đến sự đa dạng đáng kinh ngạc của thông tin về chế độ ăn uống của con người và động vật.

Những nghiên cứu sớm nhất

Ứng dụng khảo cổ học đầu tiên của nghiên cứu đồng vị ổn định là vào những năm 1970 bởi nhà khảo cổ học người Nam Phi Nikolaas van der Merwe, người khai quật tại địa điểm Kgopolwe 3 thuộc thời kỳ đồ sắt châu Phi, một trong một số địa điểm ở Transvaal Lowveld của Nam Phi, được gọi là Phalaborwa.

Van de Merwe đã tìm thấy một bộ xương người nam trong một đống tro tàn trông không giống những nơi chôn cất khác trong làng. Về mặt hình thái, bộ xương khác với những cư dân khác của Phalaborwa, và anh ta đã được chôn cất theo cách hoàn toàn khác với những người dân làng điển hình. Người đàn ông trông giống như một người Khoisan[1]; và Khoisans lẽ ra không nên ở Phalaborwa, những người là tổ tiên của bộ lạc Sotho. Van der Merwe cùng các đồng nghiệp J.C. Vogel và Philip Rightmire quyết định xem xét dấu hiệu hóa học trong xương của anh ta, và kết quả ban đầu cho thấy người đàn ông này là một nông dân trồng lúa miến từ một ngôi làng Khoisan, người đã chết tại Kgopolwe 3.

Áp dụng đồng vị ổn định trong khảo cổ học

Kỹ thuật và kết quả của nghiên cứu Phalaborwa đã được thảo luận tại một hội thảo tại SUNY Binghamton, nơi van der Merwe đang giảng dạy. Vào thời điểm đó, SUNY đang điều tra các khu mộ táng Late Woodland, và thú vị là họ cùng nhau quyết định xem liệu việc bổ sung ngô (ngô Mỹ, một loài thuần hóa C4 cận nhiệt đới) vào chế độ ăn uống có được xác định ở những người trước đây chỉ ăn các loài thực vật C3 hay không: và kết quả là nó đã được xác nhận.

Nghiên cứu đó đã trở thành nghiên cứu khảo cổ học đầu tiên được công bố áp dụng phân tích đồng vị ổn định vào năm 1977. Họ so sánh tỷ lệ đồng vị cacbon ổn định (13C/12C) trong collagen của xương sườn người từ một địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Archaic (2500-2000 TCN) và Early Woodland (400– 100 TCN) ở New York (tức là trước khi ngô xuất hiện ở vùng này) với tỷ lệ 13C/12C trong xương sườn người từ một địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Late Woodland (khoảng 1000–1300 CN) và giai đoạn Historic Period (sau khi ngô xuất hiện) từ cùng một khu vực. Họ đã có thể chứng minh rằng các dấu hiệu hóa học trong xương sườn là dấu hiệu cho thấy ngô không có trong giai đoạn sớm (Early Woodland), nhưng đã trở thành một loại lương thực chính vào giai đoạn của Late Woodland.

Dựa trên chứng minh này và bằng chứng sẵn có về sự phân bố của các đồng vị cacbon ổn định trong tự nhiên, Vogel và van der Merwe đề xuất rằng kỹ thuật này có thể được sử dụng để phát hiện nông nghiệp trồng ngô ở Woodlands và rừng nhiệt đới của châu Mỹ; xác định tầm quan trọng của thực phẩm biển trong khẩu phần ăn của cộng đồng ven biển; ghi lại sự thay đổi của lớp phủ thực vật theo thời gian ở các thảo nguyên (savannas) dựa trên tỷ lệ chăn thả của các động vật ăn cỏ nuôi hỗn hợp; và có thể xác định nguồn gốc trong các cuộc điều tra pháp y.

Các ứng dụng mới của nghiên cứu đồng vị ổn định

Kể từ năm 1977, các ứng dụng của phân tích đồng vị ổn định đã bùng nổ về số lượng, sử dụng tỷ lệ đồng vị ổn định của các nguyên tố nhẹ hydro, carbon, nitơ, oxy và lưu huỳnh trong xương người và động vật (collagen và apatit), men răng và tóc, cũng như trong cặn gốm nung lên bề mặt hoặc thấm vào thành gốm để xác định khẩu phần ăn và nguồn nước. Tỷ lệ đồng vị bền nhẹ (thường là cacbon và nitơ) đã được sử dụng để khảo sát các thành phần chế độ ăn như sinh vật biển (ví dụ hải cẩu, cá và các loài có vỏ), các loại thực vật thuần hóa khác nhau như ngô và kê; và bò sữa (cặn sữa trong đồ gốm), và sữa mẹ (tuổi cai sữa, phát hiện ở hàng răng). Các nghiên cứu về chế độ ăn uống đã được thực hiện trên các loài vượn người ngày nay (hominins) cho đến tổ tiên cổ đại của chúng ta là Homo habilis và Australopithecines.

Nghiên cứu đồng vị khác đã tập trung vào việc xác định nguồn gốc địa lý của sự vật. Nhiều tỷ lệ đồng vị ổn định kết hợp, đôi khi bao gồm đồng vị của các nguyên tố nặng như xtrông-ti và chì, đã được sử dụng để xác định xem cư dân của các thành phố cổ đại là người nhập cư hay sinh ra tại địa phương; truy tìm nguồn gốc ngà voi, sừng tê giác bị săn trộm để phá vòng vây buôn lậu; và để xác định nguồn gốc nông nghiệp của cocaine, heroin và sợi bông được sử dụng để làm các tờ 100 đô la giả.

Một ví dụ khác về phân đoạn đồng vị có một ứng dụng hữu ích liên quan đến mưa, trong đó có các đồng vị hydro bền 1H và 2H (đơteri-deuterium) và đồng vị oxy 160 và 180. Nước bốc hơi với số lượng lớn ở xích đạo và hơi nước phân tán về phía bắc và nam. Khi H2O rơi trở lại trái đất, các đồng vị nặng sẽ thoát ra đầu tiên. Vào thời điểm tuyết rơi ở các cực, độ ẩm trong các đồng vị nặng của hydro và oxy bị cạn kiệt nghiêm trọng. Sự phân bố toàn cầu của các đồng vị này trong mưa (và trong nước máy) có thể được lập bản đồ và nguồn gốc của người tiêu dùng có thể được xác định bằng phân tích đồng vị của tóc.  

Tài liệu tham khảo và nghiên cứu gần đây

·       Grant, Jennifer. "Of Hunting and Herding: Isotopic Evidence in Wild and Domesticated Camelids from the Southern Argentine Puna (2120–420years BP)." Journal of Archaeological Science: Reports 11 (2017): 29–37. Print.

·       Iglesias, Carlos, et al. "Stable Isotope Analysis Confirms Substantial Differences between Subtropical and Temperate Shallow Lake Food Webs." Hydrobiologia 784.1 (2017): 111–23. Print.

·       Katzenberg, M. Anne, and Andrea L. Waters-Rist. "Stable Isotope Analysis: A Tool for Studying Past Diet, Demography, and Life History." Biological Anthropology of the Human Skeleton. Eds. Katzenberg, M. Anne, and Anne L. Grauer. 3rd ed. New York: John Wiley & Sons, Inc., 2019. 467–504. Print.

·       Price, T. Douglas, et al. "Isotopic Provenancing of the." Antiquity 90.352 (2016): 1022–37. Print.Salme Ship Burials in Pre-Viking Age Estonia

·       Sealy, J. C., and N. J. van der Merwe. "On "Approaches to Dietary Reconstruction in the Western Cape: Are You What You Have Eaten?"—a Reply to Parkington." Journal of Archaeological Science 19.4 (1992): 459–66. Print.

·       Somerville, Andrew D., et al. "Diet and Gender in the Tiwanaku Colonies: Stable Isotope Analysis of Human Bone Collagen and Apatite from Moquegua, Peru." American Journal of Physical Anthropology 158.3 (2015): 408–22. Print.

·       Sugiyama, Nawa, Andrew D. Somerville, and Margaret J. Schoeninger. "Stable Isotopes and Zooarchaeology at Teotihuacan, Mexico Reveal Earliest Evidence of Wild Carnivore Management in Mesoamerica." PLoS ONE 10.9 (2015): e0135635. Print.

·       Vogel, J.C., and Nikolaas J. Van der Merwe. "Isotopic Evidence for Early Maize Cultivation in New York State." American Antiquity 42.2 (1977): 238–42. Print.

 



[1] Khoisan là ngữ hệ gồm khoảng 50 ngôn ngữ miền Nam châu Phi (trong đó có các thứ tiếng Khoikhoi, San, Kwadi, và Sandawe) 

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Phương pháp tiếp cận Văn hóa-Lịch sử: Tiến hóa Xã hội và Khảo cổ học

The Culture-Historical Approach: Social Evolution and Archaeology

Cập nhật ngày 18 tháng 4 năm 2019, bởi K. Kris Hirst

Nguồn: Hirst, K. Kris. "The Culture-Historical Approach: Social Evolution and Archaeology." ThoughtCo, Aug. 26, 2020, thoughtco.com/cultural-historical-method-170544. https://www.thoughtco.com/cultural-historical-method-170544

Lược dịch: NHN

Cách tiếp cận văn hóa-lịch sử là gì và tại sao nó lại là một ý tưởng tồi?

Phương pháp văn hóa - lịch sử/culture-historical method (đôi khi được gọi là cultural-historical method hoặc phương pháp tiếp cận hoặc lý thuyết văn hóa - lịch sử) là một cách tiến hành nghiên cứu nhân học và khảo cổ học phổ biến trong giới học giả phương Tây từ khoảng năm 1910 đến năm 1960. Giả thuyết cơ bản của phương pháp tiếp cận văn hóa - lịch sử trong nghiên cứu khảo cổ học hoặc nhân học là xây dựng các mốc thời gian của các sự kiện lớn và những thay đổi văn hóa trong quá khứ cho các nhóm không có tài liệu ghi chép.

Phương pháp văn hóa - lịch sử được phát triển dựa trên lý thuyết của các nhà sử học và nhân học, ở một mức độ nào đó nhằm giúp các nhà khảo cổ học tổ chức và hiểu được khối lượng lớn dữ liệu khảo cổ học đã và đang được thu thập trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bởi những người sưu tầm đồ cổ. Ngoài ra, điều đó không thay đổi, trên thực tế, với sự sẵn có của điện toán năng lượng (power computing) và các tiến bộ khoa học như hóa học cổ/archaeo-chemistry (DNA, đồng vị ổn định/stable isotopes, tàn dư thực vật/plant residues), lượng dữ liệu khảo cổ học đã tăng lên như nấm. Sự khổng lồ và phức tạp của dữ liệu khảo cổ ngày nay vẫn thúc đẩy sự phát triển của lý thuyết khảo cổ học để nắm bắt được nó.

Trong số các bài viết nhằm xác định lại khảo cổ học vào những năm 1950, các nhà khảo cổ học người Mỹ Phillip Phillips và Gordon R. Willey (1953) đã cung cấp một ẩn dụ tốt để chúng ta hiểu được suy nghĩ sai lầm của khảo cổ học trong nửa đầu thế kỷ 20. Họ nói rằng các nhà khảo cổ văn hóa-lịch sử cho rằng quá khứ giống như một trò chơi ghép hình khổng lồ, rằng có một vũ trụ tồn tại từ trước nhưng chưa được biết đến có thể được nhận biết nếu bạn thu thập đủ các mảnh ghép và lắp chúng lại với nhau.

Thật không may, những thập kỷ đan xen đã cho chúng ta thấy một cách rõ ràng rằng vũ trụ khảo cổ học không hề có trật tự như vậy.

Kulturkreis và sự tiến hóa xã hội

Phương pháp tiếp cận văn hóa-lịch sử dựa trên phong trào Kulturkreis, một ý tưởng được phát triển ở Đức và Áo vào cuối những năm 1800. Kulturkreis đôi khi được đánh vần là Kulturkreise và được phiên âm là "vòng tròn văn hóa" (culture circle), nhưng trong tiếng Anh có nghĩa là một cái gì đó dọc theo hệ thống "phức hợp văn hóa" (cultural complex). Trường phái tư tưởng đó được tạo ra chủ yếu bởi các nhà sử học và dân tộc học người Đức Fritz Graebner và Bernhard Ankermann. Đặc biệt, Graebner từng là một nhà sử học thời trung cổ khi còn là một sinh viên, và là một nhà dân tộc học, ông nghĩ rằng có thể xây dựng các trình tự lịch sử giống như các trình tự lịch sử có sẵn cho các nhà nghiên cứu thời Trung cổ áp dụng cho những khu vực không có nguồn tài liệu chữ viết.

Để có thể xây dựng lịch sử văn hóa của các khu vực cho những người có ít hoặc không có ghi chép bằng văn bản, các học giả đã khai thác khái niệm về sự tiến hóa xã hội đơn tuyến (unilinear social evolution), một phần dựa trên ý tưởng của các nhà nhân loại học người Mỹ Lewis Henry Morgan và Edward Tyler, và nhà triết học xã hội người Đức Karl Marx. Ý tưởng (đã bị bóc trần từ lâu[1]) là các nền văn hóa tiến triển theo một loạt các bước ít nhiều cố định: mông muội (savagery,), dã man (barbarism) và văn minh (civilization). Nếu bạn đã nghiên cứu một cách thích hợp một khu vực cụ thể, áp dụng lý thuyết, bạn có thể theo dõi người dân của khu vực đó đã phát triển (hoặc không) như thế nào qua ba giai đoạn đó, và do đó phân loại các xã hội cổ đại và hiện đại theo vị trí của họ trong quá trình tiến đến văn minh.

Phát minh, Truyền bá, Di cư (Invention, Diffusion, Migration)

Ba quá trình chính được coi là động lực của sự tiến hóa xã hội: (1) phát minh, biến một ý tưởng mới thành sự cách tân; (2) truyền bá, quá trình truyền những phát minh đó từ văn hóa này sang văn hóa khác; và (3) di cư, sự di chuyển thực tế của người dân từ vùng này sang vùng khác. Các ý tưởng (chẳng hạn như nông nghiệp hoặc luyện kim) có thể đã được phát minh ở một khu vực rồi chuyển sang các khu vực lân cận thông qua sự truyền bá (có thể dọc theo các mạng lưới thương mại) hoặc bằng cách di cư.

Vào cuối thế kỷ 19, có một khẳng định ngông cuồng về cái mà ngày nay được coi là "siêu khuếch tán" (hyper-diffusion), rằng tất cả những ý tưởng sang tạo của thời cổ đại (nông nghiệp, luyện kim, xây dựng các công trình kiến ​​trúc vĩ đại) đã xuất hiện ở Ai Cập và lan rộng ra bên ngoài, một lý thuyết đã bị bóc trần một cách triệt để vào đầu những năm 1900. Kulturkreis chưa bao giờ lập luận rằng tất cả mọi thứ đều đến từ Ai Cập, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có một số lượng hạn chế các trung tâm chịu trách nhiệm về nguồn gốc của những ý tưởng thúc đẩy tiến trình tiến hóa xã hội. Điều đó cũng đã được chứng minh là sai.

Boas và Childe

Các nhà khảo cổ học hăng hái áp dụng phương pháp tiếp cận văn hóa-lịch sử trong khảo cổ học là Franz Boas và Vere Gordon Childe. Boas lập luận rằng bạn có thể tìm hiểu văn hóa-lịch sử của một xã hội tiền chữ viết bằng cách so sánh chi tiết những thứ như các tổ hợp hiện vật (artifact assemblages), các mô hình cư trú (settlement patterns) và phong cách nghệ thuật (art styles). So sánh những điều đó sẽ cho phép các nhà khảo cổ xác định những điểm tương đồng và khác biệt và phát triển lịch sử văn hóa của các khu vực lớn và nhỏ quan tâm vào thời điểm đó.

Childe đã đưa phương pháp so sánh đến giới hạn cuối cùng của nó, mô hình hóa quá trình phát minh nông nghiệp và gia công kim loại từ Đông Á và sự lan tỏa của chúng ra khắp Cận Đông và cuối cùng là Châu Âu. Nghiên cứu bao quát đáng kinh ngạc của ông đã khiến các học giả sau này vượt ra ngoài các phương pháp tiếp cận văn hóa-lịch sử, một bước mà Childe không sống để chứng kiến.

Khảo cổ học và Chủ nghĩa dân tộc: Tại sao chúng ta lại tiến về phía trước (Archaeology and Nationalism: Why We Moved On)

Cách tiếp cận văn hóa-lịch sử đã tạo ra một khuôn khổ, một điểm khởi đầu mà các thế hệ khảo cổ học tương lai có thể xây dựng, và trong nhiều trường hợp, giải cấu trúc và tái dựng. Nhưng, cách tiếp cận văn hóa - lịch sử còn nhiều hạn chế. Giờ đây, chúng ta nhận ra rằng bất kỳ loại hình tiến hóa nào cũng không bao giờ là tuyến tính, mà là bận rộn, với nhiều bước tiến và lùi khác nhau, những thất bại và thành công là một phần của tất cả xã hội loài người. Và thẳng thắn mà nói, đỉnh cao của "nền văn minh" được các nhà nghiên cứu xác định vào cuối thế kỷ 19 là theo tiêu chuẩn ngày nay một cách mỉa mai gây sốc: nền văn minh được trải nghiệm bởi những người đàn ông da trắng, châu Âu, giàu có, có học thức. Nhưng đau đớn hơn là cách tiếp cận văn hóa - lịch sử lại trực tiếp nuôi sống chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Bằng cách phát triển lịch sử khu vực tuyến tính, gắn họ với các nhóm dân tộc hiện đại và phân loại các nhóm trên cơ sở mức độ tiến hóa xã hội tuyến tính mà họ đã đạt được, nghiên cứu khảo cổ học đã nuôi dưỡng con thú của "chủng tộc thượng đẳng" (master race) của Hitler và biện minh cho chủ nghĩa đế quốc (imperialism) và châu Âu cưỡng bức phần còn lại của thế giới thành thuộc địa. Bất kỳ xã hội nào chưa đạt đến đỉnh cao của "văn minh" đều bị định nghĩa là mông muội hoặc man rợ, một ý tưởng ngu ngốc ngớ ngẩn. Giờ thì chúng tôi biết rồi.

Tài liệu tham khảo

·       Eiseley LC. 1940. Review of The Culture Historical Method of Ethnology, by Wilhelm Schmidt, Clyde Kluchhohn and S. A. Sieber. American Sociological Review 5(2):282-284.

·       Heine-Geldern R. 1964. One Hundred Years of Ethnological Theory in the German-Speaking Countries: Some Milestones. Current Anthropology 5(5):407-418.

·       Kohl PL. 1998. Nationalism and Archaeology: On the Constructions of Nations and the Reconstructions of the Remote past. Annual Review of Anthropology 27:223-246.

·       Michaels GH. 1996. Culture historical theory. In: Fagan BM, editor. The Oxford Companion to Archaeology. New York: Oxford University Press. p 162.

·       Phillips P, and Willey GR. 1953. Method and Theory in American Archeology: An Operational Basis for Culture-Historical Integration. American Anthropologist 55(5):615-633.

·       Trigger BG. 1984. Alternative Archaeologies: Nationalist, Colonialist, Imperialist. Man 19(3):355-370.

·       Willey GR, and Phillips P. 1955. Method and theory in American archaeology II: Historical-Developmental interpretation. American Anthropologist 57:722-819.



[1] Các nhà lý thuyết xã hội nổi tiếng theo trường phái tiến hóa luận ở thế kỷ 19 như Henry Morgan, Edward Tylor, Herbert Spencer, Jamez Frazer, Emile Durkheim, Karl Marx… đã khẳng định quan điểm rằng tất cả loài người, xã hội và thể chế đều có thể xếp vào cùng một loại thang đo, từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn như về xã hội, lý thuyết của Henry Morgan (1818–1881) khẳng định xã hội phát triển từ giai đoạn mông muội (savagery) sang dã man (babarism) đến văn minh (civilization); về tôn giáo, Edward Tylor (1832–1917) cho rằng các hình thức tôn giáo phát triển từ vật linh giáo (animism) đến đa thần giáo (polytheism) rồi đến hình thức cao nhất là nhất thần giáo (monotheism); hay trong tác phẩm nổi tiếng  Cành vàng (The Golden Bough), James Frazer (1854-1941) nói đến các giai đoạn phát triển từ ma thuật (magic) đến tôn giáo (religion) rồi đến khoa học (science); Johann Bachofen (1815 – 1887) phát triển lý thuyết của sự tiến hóa văn hóa qua sự phát triển của tổ chức hôn nhân từ tạp hôn (promiscuity) sang mẫu hệ (matriachy) rồi đến phụ hệ (patriachy).

Có thể nói, quan điểm tiến hóa luận của các nhà lý thuyết “ghế bành” (không khảo cứu thực địa) đã có ảnh hưởng trên toàn thế giới, đặc biệt ở những nơi có bàn chân đi “khai hóa văn minh” của phương Tây. Lý thuyết tiến hóa văn hóa đơn tuyến đã cung cấp một sự giải thích “hợp lý” cho tính đa dạng văn hóa ở những nơi mà người phương Tây đặt chân đến. Với việc phân loại các hình thái xã hội, tiến hóa luận giải thích rằng các xã hội không phải ngẫu nhiên mà khác nhau ở thời điểm hiện tại, mà đều đã hoặc sẽ trải qua các giai đoạn giống nhau, và trong đó, xã hội phương Tây là đỉnh cao. Thuyết tiến hóa xã hội này thậm chí đã được sử dụng để biện minh cho định kiến kỳ thị, cho sự phân biệt đối xử và cả chiến tranh.

Cùng với sự phổ biến của quan điểm tiến hóa luận, lý thuyết hiện đại hóa, cũng có gốc rễ từ những quan điểm về “tiến bộ” từ thời đại Ánh Sáng (thế kỷ 18), đã trở thành hậu thuẫn cho những tư tưởng “phát triển” theo kiểu phương Tây. Nó cũng trở thành cơ sở lý luận cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (racism), cũng như thái độ “lấy tộc người mình là trung tâm” – chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism) - và dẫn đến bài xích các xã hội bị coi là thấp kém hơn mình. Việc đặt văn hóa và hệ giá trị của tộc người mình là tiêu chuẩn, từ đó kỳ thị văn hóa, hệ giá trị của nhóm khác, cũng như buộc các tộc người khác phải so sánh và tự xem là thấp kém hơn nhóm của mình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Lịch sử đã chứng kiến phong trào tử vì đạo của Cơ đốc giáo, sự tàn sát dân Do Thái của Hít-le, hay chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Khơ-me Đỏ là tàn sát hàng triệu người, cũng vì thái độ vị chủng này.

Nguồn: http://dienngon.vn/Blog/Article/tu-nan-nhan-thanh-thu-pham-thuc-dan-van-hoa 

Viết và biên tập một bài báo khoa học Hiện nay, nghiên cứu khoa học là sự đòi hỏi cấp thiết của đời sống, là yêu cầu của tất cả các ngành và...